Trang

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Bão, phụ nữ và đàn ông

Trên thế giới chỉ riêng ở Việt Nam ta các cơn bão được gọi theo cách đánh số hàng năm, sau mỗi năm lại quay lại từ 1. Ví dụ: Cơn bão số 2 năm 2009, bão số 1 mùa bão 2011... Còn đối với thế giới mỗi cơn bão đều được đặt tên. Bão thường sinh ra trên biển rồi di chuyển một quãng đường dài trước khi đổ bộ vào một hai vài quốc gia nào đó, nói cách khác Bão là kẻ lang thang không của riêng ai. Vậy Bão được đặt tên như thế nào?

Dưới WMO (World Meteorological Organization - Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới) có các Trung tâm Tư vấn bão Vùng trên thế giới được giao trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động của bão trong khu vực, bao gồm cả việc đặt tên cho các cơn bão. Tại khu vực Châu Á - Tây bắc Thái Bình Dương, Trung tâm Bão Nhiệt đới Vùng đặt ở Tokyo (Nhật); từ năm 2000 mỗi nước thành viên trong khu vực cung cấp 10 cái tên để tạo thành ngân sách 140 tên bão và hàng năm Trung tâm Tokyo đặt tên cho các cơn bão vùng Tây Thái Bình Dương từ danh sách tổng hợp này. Việt Nam ta đóng góp các tên như: Saomai, Trami, Vamco, Halong, Songda, Saola..., vì thế không có gì ngạc nhiên nếu (giả dụ) cơn bão số 5 của ta năm nay có tên quốc tế là Halong

Nhưng đó là bây giờ, thời đại công bằng dân chủ bình quyền. Đã có nhiều thập niên trước kia khi mà những cơn bão nổi tiếng hung hãn tàn phá và chết chóc 'dễ có mấy tay' trên thế giới hầu hết đều mang những cái tên phụ nữ mĩ miều, ví như cơn bão Emma (Nhật, Triều Tiên, 1956); Linda (Califonia - Mỹ, 09/1997); Katrina (New Orland - Mỹ, 2005), và nhiều nữa.

Nhiều tổ chức phụ nữ đã tranh đấu đấu tranh lên án điều này là phân biệt đối xử, nói xấu (nói thật nhưng xấu) chị em. Kết quả là từ năm 1979 Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới (WMO) đã quyết định xen kẽ lấy tên nữ và nam đặt tên cho Bão. Riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương như đã nói ở trên, các quốc gia đều được tham gia ngân hàng tên bão và hầu hết né tên người mà đặt bằng những cái tên hoa lá chim chóc linh tinh... cho lành



Còn đây là chuyện dân trong nghề rỉ tai:
Xưa, có lần các nhà khoa học đã có cuộc hội thảo vô cùng sôi nổi về sự giống nhau và khác nhau giữa 1 cơn bão và 1 "quý cô", và họ tìm ra kết quả là:




Sự giống nhau giữa bão và phụ nữ:

  1. Bão và phụ nữ đều hình thành từ những vùng bí hiểm và từ những nguyên nhân bí hiểm.
  2. Đường đi của bão và phụ nữ đều không thể đoán trước.
  3. Cả phụ nữ và bão đều có thể bất ngờ mạnh lên dữ dội.
  4. Cả 2 đều có kèm theo mưa.
  5. Cả hai đều có thể gây hư hại cho cây cối, nhà cửa và hoa màu.
  6. Trước khi bão tới và trước khi phụ nữ nổi giận, trời rất đẹp.
  7. Vật thổi tung trước tiên thường là quần áo.
  8. Phương pháp đề phòng tốt nhất là đóng cửa ngồi im trong nhà,
  9. Có nhiều tiếng nức mạnh.
  10. Muốn tồn tại đều phải biết sống chung.
Sự khác nhau giữa bão và phụ nữ:

  1. Bão nổi lên theo mùa, phụ nữ nổi lên quanh năm.
  2.  Bão tàn phá lung tung, phụ nữ nhiều lúc chỉ tàn phá 1 chỗ.
  3. Bão càng ngày càng yếu đi, phụ nữ càng ngày càng mạnh lên.
  4. Bão ồn ào mới đáng sợ, phụ nữ yên lặng mới đáng sợ hơn.
  5. Trời nổi bão khi khí lạnh về, phụ nữ nổi bão khi quý ông không về.
  6. Bão mạnh khi nó to, phụ nữ mạnh khi họ nhỏ.
  7. Muốn an toàn ta phải chạy xa bão, muốn an toàn ta phải lại gần phụ nữ.
  8. Bão làm đắm thuyền, phụ nữ làm đắm mình.
  9. Bão cần mây tan, phụ nữ chẳng cần mây gì hết.
Các nhà khoa học giật mình nhận thấy những điểm này thú vị đến nỗi họ quyết định rằng Bão cần mang tên phụ nữ, mà là tên phụ nữ đẹp. Thế nhưng sau hàng loạt những cơn-bão-gái-đẹp tàn phá kinh hoàng những nơi đi qua, việc đặt tên này bị chị em phản đối kịch liệt. Các nhà khoa học phát hoảng liền triệu tập khẩn cấp một cuộc họp so sánh bão với "quý ông". Nhưng dù cố gắng hết sức để tìm đủ cho công bằng nhằm xoa dịu chị em, họ cũng chỉ đưa ra được bảng tổng kết khiêm tốn, đó là:

Sự giống nhau giữa bão và đàn ông:


  1. Cả hai càng đi xa càng yếu đi.
  2. Cả hai nhiều lúc đều đe dọa rất cao rồi chả làm gì cả.
  3. Cả hai khi tàn đều làm ướt cảnh vật.
  4. Cả hai đôi khi chỉ được thiên hạ nhớ đến do sức tàn phá mà thôi.
Sự khác nhau giữa bão và đàn ông:

  1. Bão kèm theo sấm chớp, đàn ông chỉ kèm theo những lời hứa suông.
  2. Bão hay đổ bộ vào vùng quen. Đàn ông hay đổ bộ vào vùng lạ.
  3.  Bão đôi khi không chịu vào bờ, đàn ông đôi khi không chịu xa bờ.

Sưu tầm
(Rất xin lỗi tác giả là mình không biết cách dẫn đường link)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét